(Bài đăng trên SOHA.VN)
Các hợp đồng thương mại vũ khí hàng tỷ Đô la được ký kết và thông tin rò rỉ cho cuộc can thiệp vào Syria của Arab Saudi
Hôm thứ Năm tuần trước, Chính phủ Hoa Kỳ đã thông qua một thỏa thuận bán vũ khí trị giá 1,31 tỷ Đô la cho đồng minh Vùng Vịnh, Arab Saudi vào thời điểm Thái tử Mohammed bin Salman kết thúc chuyến công du dài ngày ở Mỹ.
Theo phát ngôn từ Lầu Năm Góc:
“Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đồng ý bán cho Saudi Arabia khoảng 200 khẩu pháo tự hành.
Chính quyền Trump đóng góp cho chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia của Hoa Kỳ bằng cách tăng cường an ninh cho đối tác quan trọng, một yếu tố chính cho sự ổn định chính trị và tiến bộ kinh tế ở Trung Đông.”
Ngay trước chuyến viếng thăm của Thái tử Ả Rập Saudi Washington vào cuối tháng 3 đã ký hợp đồng với Riyadh trị giá hơn một tỉ đô la cho các tên lửa chống tăng (ATGM TOW-1A và Javelin).
Hôm thứ Tư, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tỏ ý muốn các quốc gia Arab giàu có trong khu vực Vùng Vịnh nỗ lực "nhiều hơn nữa" ở Syria không chỉ là tài chính mà bao gồm cả việc đưa các lực lượng chiến đấu tới hỗ trợ Mỹ ở Syria trong nỗ lực ngăn chặn Iran.
Ẩn ý trong phát biểu của ông Trump tại Đại học Ohio tuần trước về dự kiến rút quân khỏi Syria đó là một “đối tác thay thế” đã được sáng tỏ một phần, có thể là liên minh các nước Vùng vịnh sẽ đóng vai trò hỗ trợ Lực lượng dân chủ người Kurd (SDF) tại bờ Đông sông Euphrate khi Mỹ rút quân.
Arab Saudi sẽ mua pháo tự hành gì?
Chú thích ảnh: Pháo tự hành
M109A7 Paladin hay "M109 PIM" (là thế hệ kế tiếp của Pháo tự hành 155mm nổi tiếng trong chiến tranh Việt Nam) có khả năng bắn tên lửa chính xác, bổ sung thêm giáp và giáp bảo vệ và hệ thống điều khiển ngắm bắn điện tử tương tự như trên máy bay.
Theo các nhà phân tích quân sự, Quân đội Arab Saudi có thể sẽ tiếp nhận loại pháo tự hành mới nhất của Mỹ, Pháo tự hành M109A7 PIM (Paladin Integrated Management) 155 mm chỉ mới được trang bị cho Quân đội Mỹ từ đầu năm 2017.
Sydney Freedberg, Phó Tổng biên tập báo Breaking Defense chia sẻ sau khi phỏng vấn các sĩ quan pháo binh Hoa Kỳ.
“Một cách tiếp cận mới cho thứ vũ khí có lịch sử lâu đời thể hiện ở Hiệu quả chi phí - Kiểu dáng hiện đại - Bố trí hợp lý cho tác chiến nhưng vẫn tương thích với các nền tảng vũ khí có sẵn.
Pháo tự hành M109A7 PIM không phải là một loại cơ giới thiết kế hoàn toàn mới vì nó dựa trên thiết kế của các phiên bản trước đó, nhưng vẫn là một thành công."
PIM là loại vũ khí hoả lực được chờ đợi từ lâu cho quân đội Mỹ và các đồng minh sau khi các chuyên gia cảnh báo về sự tụt hậu của lực lượng pháo binh Hoa Kỳ so với các đối thủ cạnh tranh là Nga và Trung Quốc sau khi Lầu Năm Góc hủy hai trong số các chương trình pháo tự hành thế hệ tiếp theo của mình - XM 2001 Crusader và XM1203 Non-Line-of-Sight Cannon.
Mặt trước của PIM mới trông tương tự như người tiền nhiệm của nó là M109A6 hoặc thậm chí cả M109 “Vua chiến trường” từ những năm 1960 tham chiến trong chiến tranh Việt Nam.
Nhưng Freedberg nhấn mạnh rằng "PIM là giống như phẫu thuật cấy đầu của một ai đó vào một cơ thể mới. Dùng tháp pháo cũ và cài đặt nó trên một khung gầm hoàn toàn mới".
Nhà thầu BAE Systems có trụ sở tại Anh quốc, phát triển PIM theo đơn đặt hàng của Lầu Năm Góc nhấn mạnh rằng M109A7 không chỉ là một biến thể của pháo tự hành M109A6 sẵn có.
"M109A6 chỉ đơn giản là một tháp pháo mới và đặt nó trên khung gầm cũ.
M109A7 là một sản phẩm hoàn thiện vì đặt một khung gầm mới dưới tháp pháo M109A6, với nâng cấp sâu cho tháp pháo, và sẽ đặc biệt hiệu quả trong xây dựng một hệ thống kiểm soát điều khiển hoả lực cho Hoa Kỳ và các đồng minh.”
Mark Signorelli, Kỹ sư trưởng chương trình PIM của BAE Systems chia sẻ với phóng viên:
“PIM có một hệ thống điều khiển bắn điện tử mới và cải thiện bộ nạp đạn tự động, đạn pháo cỡ nòng 155x39 mm sẽ không đổi để tương thích với hậu cần.
Súng có khả năng bắn bốn phát mỗi phút, trong đó có loại đạn tên lửa chính xác Raytheon M982 Excalibur với tầm bắn lên tới 40km. Chiếc M109A7 nặng hơn 25% so với người tiền nhiệm M109A6 nhưng lại được trang bị động cơ mới tạo công suất 50 mã lực và công suất điện gấp 4 lần.
Dự án PIM đang được Lầu Năm Góc đánh giá không chỉ là chất lượng chiến đấu, mà chủ yếu là để tiết kiệm chi phí.
Theo Military-Today, khẩu pháo tự hành mới "chia sẻ động cơ, bộ truyền động và một số linh kiện khác với xe chiến đấu bộ binh Bradley. Sự tương đồng như vậy cho phép giảm chi phí sản xuất, vận hành và bảo trì.”
Kỹ sư Signorelli nói với phóng viên rằng:
“có thể đưa một người lái xe ra khỏi chiếc Bradley vào trong một chiếc PIM, và anh ấy sẽ ngay lập tức vận hành được hệ thống lái, trong khi hai chiếc xe hoàn toàn khác nhau về mục đích sử dụng."
Quân đội Mỹ đang trang bị dần 580 chiếc M109A7 và loại pháo tự hành này được dự kiến sẽ phục vụ đến năm 2050.
Các đợt giao hàng đầu tiên M109A7 cho Arab Saudi được dự kiến sẽ đến vào giữa năm 2018 trong khi dự kiến toàn bộ đơn hàng sẽ kết thúc vào năm 2019.
Với việc các lực lượng cơ giới Arab Saudi (chủ yếu là các xe chiến đấu bộ binh Bradley với hoả lực hạng nhẹ, tầm bắn hạn chế hay xe tăng M1A4 Abrams với tầm quan sát hạn hẹp) thiệt hại nặng nề trong chiến tranh bất đối xứng - du kích trước Tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) của lực lượng Houthi ở Yemen.
Thái tử Mohammad bin Salman (Cũng là chỉ huy trưởng của Liên quân Arab can thiệp vào Yemen) quyết định phải có một loại cơ giới tốt hơn, tầm bắn xa hơn và cùng với việc trang bị các tổ hợp ATGM TOW-1A và Javelin, Quân đội Saudi sẽ được tiếp nhận những chiếc M107A7 mới nhất để tận dụng tối đa ưu thế trên chiến trường Yemen.
Ngoài ra, với việc Mỹ sẽ rút khỏi Syria trong một tương lai gần, Arab Saudi cần chuẩn bị một kịch bản can thiệp nếu Lực lượng dân chủ Syria (SDF) với đa số là người Kurd bị các lực lượng thân Iran tấn công.
Và trên chiến trường rộng như hoang mạc ở Bờ Đông Sông Euphrate tại Syria và hoang mạc xen lẫn đồi núi như biên giới Yemen, M107A7 sẽ phát huy tối đa tác dụng của nó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét