Thứ Hai, 12 tháng 3, 2018

Hi vọng trên đống tro tàn cách mạng 2011 ở Syria, hay nhân tố tàn cục của nội chiến Syria (P1-12/3/2018)

Phần 1: Lãnh đạo Hassan Soufan của Liên minh JTS




Kể từ khi thành lập vào cuối tháng 2 năm 2018, liên minh Jahbat Tahrir Syria (JTS-Mặt trận giải phóng Syria) gồm 3 nhóm (Ahrar al-Sham, Nour al-Din al-Zenki và Suqour al-Sham) đã có một cuộc chiến đẫm máu với tổ chức có liên hệ với al-Qaeda là Hayyat Tahrir al-Sham (HTS- Hội đồng giải phóng vùng Sham-Levantine gồm 3 nước Syria-Iraq và Lebanon).
Lãnh đạo của JTS đã thể hiện khá xuất sắc khả năng đàm phán của mình để thành lập liên minh 3 nhóm kể trên cùng hàng chục nhóm nhỏ tách khỏi HTS và lôi kéo thêm 3 nhóm Quân đội Syria tự do (FSA) khác liên kết (Jaysh al-Izza, Jaysh al-Nasr và Free Idlib Army).
Điều đáng ngạc nhiên là vị lãnh đạo của JTS này xuất thân rất mới
 trên chính trường Syria dưới vai trò lãnh đạo của nhóm vũ trang Ahrar al-Sham tại tỉnh Idlib từ năm 2017. Trong khi cuộc nội chiến Syria đã được 8 năm và chưa có dấu hiệu kết thúc.


Hassan Soufan (hay còn gọi là Abu al-Bara) là lãnh đạo chính thức của liên minh JTS từ tháng 2 năm 2018. Trước đó vào cuối năm 2017, Soufan đã thay thế Ali Omar (còn gọi là Abu Ammar) trong vai trò lãnh đạo của Ahrar al-Sham.
Vào thời điểm đó Ahrar al-Sham hoàn toàn suy sụp, khi bị HTS đánh đuổi khỏi tỉnh Idlib và chỉ hoạt động tại các vùng đối lập ở tỉnh Latakia và phía Bắc tỉnh Hama. Ở các khu vực khác ở Syria Ahrar al-Sham hoạt động khá mờ nhạt trừ Đông Ghouta.
Hassan Soufan sinh năm 1977 tại tỉnh Latakia nơi có rất đông người Alawite (hệ tôn giáo Shia của tổng thống Bashar al-Assad).
Soufan đã tốt nghiệp cao đẳng kinh tế của Đại học Tishreen, Syria.
Lãnh đạo của JTS tương lai được cộng đồng Hồi giáo tại Syria biết đến vì đã học thuộc lòng Kinh Koran từ khi còn trẻ.
Soufan quyết định học thêm thần học Hồi giáo ở Arab Saudi dưới sự dẫn dắt của các giáo sĩ cực đoan Ibn Uthayman và Ibn Jabrin, nhưng đã bị bắt giữ bởi chính quyền Arab Saudi năm 2005 và bị giam tại Saudi trong ba năm trước khi dẫn độ về Syria, và bị tống thẳng vào nhà tù Saydnaya nổi tiếng nơi chuyên giam giữ các thành phần Hồi Giáo cực đoan.
Thời gian trong Saydnaya, Soufan đã thể hiện mình là một nhà đàm phán xuất sắc sau khi lãnh đạo một cuộc nổi dậy trong nhà tù vào năm 2008, bắt các viên chức cảnh sát và các lính canh để tránh một cuộc thảm sát theo kế hoạch của chính phủ của Tổng thống Assad và bắt đầu đàm phán với các lực lượng bao vây nhà tù.
Các tù nhân cuối cùng đã trả tự do hơn 1.300 binh lính bị bắt giam và sĩ quan để đổi lấy cam kết 
đảm bảo an toàn mạng sống của mình.

Soufan đã rời nhà tù dưới thoả thuận trao đổi tù nhân bí mật giữa chính phủ và các lực lượng đối lập vào tháng 12 năm 2016 do Rami Hamidoush, một nhà đàm phán Allawite tại Qardaha, nơi sinh của Bashar al-Assad, là cầu nối thương thuyết

Một cựu tù nhân Saydnaya, nhà hoạt động chính trị Maher Asbar, mô tả Soufan:
"một người Hồi giáo chân chính, người làm mọi việc để giúp đỡ tất cả mọi người, một người nhân đạo đại diện cho Hồi giáo ôn hoà mặc dù là một người Salafist.”
“Tư tưởng hành động của Soufan khá ôn hoà” Asbar nói

Khi được hỏi về việc Soufan có đang chống lại các phe nhóm khác (ý chỉ HTS và IS)hay không?
Asbar trả lời:
"Soufan không đồng ý với tôn chỉ hành động của các tổ chức khủng bố al-Nusra (HTS) và đặc biệt là Daesh (IS,ISIS, ISIL, Nhà nước Hồi giáo tự xưng) trong việc áp đặt luật Sharia trên lãnh thổ đối lập và chủ trương takfir (tuyên bố những người Hồi giáo khác quan điểm là những người không có đức tin và cần phải tiêu diệt) và nhận xét sự đổ máu giữa người Hồi giáo là không cần thiết.
Asbar nói thêm rằng “Soufan không có ý định chống lại HTS và IS đến cùng”
Asbar nói Soufan là hy vọng duy nhất của Ahrar al-Sham (JTS) cho sự tồn tại của nhóm này, và nói rằng sẽ rất điên rồ khi phủ nhận sự hiện diện của một xã hội Hồi giáo ở Syria và vai trò của nó trong tình hình chính trị hiện nay.
Mặc dù thực tế Soufan là một người Hồi giáo Salafist, Asbar nói Soufan là người 
thuộc về cuộc cách mạng 2011 và giữ nguyên ý thức hệ của các nhà lãnh đạo đầu tiên của phong trào đã bị giết trong những năm 2014. Asbar tiên đoán Soufan sẽ có thể thống nhất tất cả các phe phái vũ trang Hồi giáo ở Syria, như ông đang thể hiện là một nhà tư tưởng ôn hoà và sử dụng một lối diễn thuyết ôn hoà để thu hút nhiều người dân ở Syria.
“Soufan có quan điểm cho phép ông giành được ủng hộ của cả người Hồi giáo và người không phải là Hồi giáo, có nghĩa là ông đang đại diện cho một mối đe dọa cho cả phe Hồi giáo cực đoan và chế độ của Tổng thống Assad.” Asbar kết luận.

Tương lai của Syria rất cần một người như Soufan, một nhân tố mới, trung hoà giữa các quan điểm của các phe phái trong cuộc nội chiến 8 năm này. Kỳ vọng về sự thống nhất tất cả các nhóm đối lập người Syria, dù là Huynh đệ Hồi giáo - Wahabist hay Mujahiddin Salafist và cả Quân đội Syria tự do (FSA) của Soufan đang được thực hiện tương đối thuận lợi.
Và quan trọng nhất, một người có xuất thân học thức, bàn tay không vấy máu như Soufan lại có quan điểm tương đối phù hợp về việc chung sống giữa các cộng đồng đa dân tộc, tôn giáo, nhiều thành phần chính trị như Syria sẽ là một đối tác ngay cả đối với chính phủ của Tổng thống Assad, Nga, Iran và các nhà tài trợ đối lập như Thổ Nhĩ Kỳ, Arab Saudi và Qatar.
Nhưng mọi việc không hề dễ dàng vì ở Syria tồn tại những thế lực khủng bố không hề muốn hoà bình hiện diện, những chiến binh khủng bố ngoại quốc gốc Chechnya, Arab Saudi, Duy Ngô Nhĩ, Tunisia, Trung Á... thuộc các tổ chức khủng bố liên hệ với al-Qaeda như HTS, như IS, như Liwa al-Tawheed mới thành lập hay như tổ chức Đảng Hồi giáo Turkestan người Duy Ngô Nhĩ.
Thời gian tới, khi cuộc chiến giữa JTS và HTS-TIP tiếp diễn tại Idlib, Soufan sẽ trở thành đối tượng loại trừ của các phần tử khủng bố, và nếu một đại diện có thể chấp nhận được của lực lượng đối lập như Soufan bị ám sát, sẽ là một bước lùi cho tiến trình hoà bình, liên bang hoá, dân chủ hoá mà các quốc gia yêu chuộng hoà bình đang hướng tới giải pháp cho Syria tương lai.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét