Thứ Ba, 29 tháng 5, 2018

Iran quyết tâm không rút quân, triển khai các căn cứ giám sát mới tại tỉnh Idlib, Syria (29/5)

Dù bị Mỹ gây sức ép, Iran quyết tâm không rút quân khỏi Syria.

Quan chức cấp cao Iran tuyên bố các chính phủ hợp pháp của Iraq và Syria đã kêu gọi sự hiện diện của các “cố vấn quân sự” Iran tại các quốc gia này để giúp họ chống lại chủ nghĩa khủng bố.
Vì vậy, không có lý do gì để các “cố vấn” này rút khỏi các quốc gia đồng minh.



Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Tối cao Iran (SNSC) Ông Ali Shamkhani đã đưa ra bình luận kể trên hôm 22/5 sau khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố hôm 21/5 rằng Washington sẽ tăng áp lực tài chính đối với Iran bằng cách áp đặt "lệnh trừng phạt mạnh nhất trong lịch sử" với nước Cộng hòa Hồi giáo Iran nếu Tehran từ chối thay đổi chính sách đối ngoại và nội tại của mình.

Màn đối đáp kể trên chỉ vài tuần sau khi Hoa Kỳ quyết định đơn phương rút khỏi Thoả thuận hạt nhân mà Iran ký với các cường quốc vào năm 2015.
Cùng với đó, người Mỹ cũng đưa ra 12 điều kiện mà các nhà quan sát đều xét thấy là những chướng ngại vật gây khó khăn cho bất kỳ "thỏa thuận mới" nào với Tehran. 

1. Iran phải công khai với IAEA một danh sách đầy đủ về tất cả các nghiên cứu quân sự trước đây đối với chương trình hạt nhân. Từ bỏ một cách vĩnh viễn chương trình hạt nhân.
2. Iran phải ngừng làm giàu và không bao giờ theo đuổi việc tái chế plutonium. Điều này bao gồm việc đóng các lò phản ứng nước nặng.
3. Iran cũng phải cung cấp cho IAEA quyền truy cập không hạn chế cho tất cả các trang web trên toàn quốc.
4. Iran phải chấm dứt các chương trình vũ trang tên lửa đạn đạo và ngăn chặn việc sản xuất mới hoặc phát triển các hệ thống tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân .
5. Iran phải phóng thích tất cả công dân Hoa Kỳ, cũng như công dân của các đối tác và đồng minh của Mỹ (Trong đó có một số bị giam giữ vì tội âm mưu lật đổ chính quyền.)
6. Iran phải ngưng hỗ trợ cho các nhóm khủng bố ở Trung Đông, bao gồm Hezbollah, Hamas, và phong trào Jihad của người Palestine.
7. Iran phải tôn trọng chủ quyền của Chính phủ Iraq và giải giáp, giải tán, và tái hòa nhập dân quân Shia PMU của Iraq.
8. Iran cũng phải chấm dứt hỗ trợ quân sự cho lực lượng dân quân Houthi và hướng tới một khu vực chính trị hòa bình ở Yemen.
9. Iran phải rút tất cả các lực lượng dưới quyền chỉ huy của Iran trong toàn bộ lãnh thổ Syria.
10. Iran cũng phải chấm dứt sự hỗ trợ cho Taliban và những nhóm khủng bố khác ở Afghanistan và chấm dứt hỗ trợ các lãnh đạo cấp cao al-Qaeda.
11. Iran cũng phải chấm dứt sự hỗ trợ của IRG Quds Force cho những kẻ khủng bố và các đối tác trên khắp thế giới.
12. Iran phải chấm dứt hành vi đe dọa chống lại các nước láng giềng - nhiều nước trong số đó là đồng minh của Hoa Kỳ. Điều này chắc chắn bao gồm các mối đe dọa tiêu diệt Israel, và bắn tên lửa vào Arab Saudi và UAE. Cũng bao gồm đe dọa tấn công vào việc vận chuyển quốc tế và các cuộc tấn công mạng.

Shamkhani cho biết thế giới đều công nhận vai trò quan trọng của Iran đã đóng trong việc ngăn chặn việc mở rộng của nhóm khủng bố IS ở Iraq, Syria, Lebanon và thậm chí cả châu Âu. 

"Các tổ chức tài chính - tình báo của Mỹ và đồng minh, những kẻ tạo ra và tài trợ của các nhóm khủng bố - những kẻ thua cuộc trên chiến trường đang nỗ lực như vậy là điều dễ hiểu", thư ký SNSC nói thêm. 

Ông nhấn mạnh rằng những nỗ lực "vô ích" của Hoa Kỳ để hạn chế sức mạnh của Iran cho thấy điểm yếu hiện tại của Washington và là một dấu hiệu rõ ràng về sức mạnh của Iran trong các cuộc đối đầu trong và ngoài nước. 

Ở một khía cạnh khác trong tuyên bố của mình, quan chức cấp cao này cho biết Iran hoàn toàn có quyền tham gia kinh doanh toàn cầu. 

Điều này đã được chính thức công nhận trong Nghị quyết 2231 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. 

Shamkhani cho biết, việc ngưng các chương trình hạt nhân của Iran đã được miêu tả rõ ràng trong thỏa thuận hạt nhân quốc tế.
Tuy nhiên, ông này nói thêm “ Các cơ sở nghiên cứu (của Iran) đã bị đóng cửa nhưng ngược lại các cuộc đàm phán hạt nhân có khả năng sẽ không bao giờ được tái khởi động ”.

Ông lưu ý rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân khi Trump nghĩ rằng có thể áp đặt các yêu sách của mình vào châu Âu và giành được sự ủng hộ của nhân dân Mỹ, nhưng cả châu Âu lẫn các nước khác đều không ủng hộ. 

Tổng thống Mỹ tuyên bố vào ngày 8/5 rằng Washington rời bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran, tên chính thức được gọi là “Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA)” giữa Iran và 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ - Mỹ, Anh , Pháp, Nga và Trung Quốc - và đối tác bên ngoài là Đức.

Có thể thấy rõ, việc sử dụng áp lực về quân sự của Mỹ với vai trò hỗ trợ các đồng minh tại Syria không hiệu quả tới mức, người Mỹ phải dùng Thoả thuận hạt nhân để gây sức ép khiến Iran phải rút khỏi chiến trường Syria, bỏ mặc đồng minh Bashar al-Assad đối đầu với các lực lượng do Mỹ ủng hộ.
Tuy nhiên, mối quan hệ quân sự - chính trị của các nước Iran - Iraq - Syria và Lebanon là mối quan hệ cộng sinh, chỉ một mắt xích sụp đổ sẽ là mối đe doạ tồn vong của các mắt xích còn lại. Khó có khả năng Iran bị những áp lực về kinh tế hay bao vây cấm vận mà bỏ mặc đồng minh.

Cùng với việc người Mỹ gia tăng cung cấp vũ khí, trang bị cho Lực lượng dân chủ Syria (SDF) mà đa phần là người Kurd, người Mỹ cũng có các động thái “thay màu da xác chết” bằng cách đưa các lực lượng đặc nhiệm của Pháp, đề xuất một liên minh Arab Sunni mà dẫn đầu là đối thủ của Iran - Arab Saudi vào tiếp quản khu vực người Mỹ hoạt động.

Đây có thể được coi là một điểm nguy hiểm tiềm tàng gây xung đột trực tiếp trong tương lai đối với Syria-Iran-Iraq và ngay cả Nga và Thổ Nhĩ Kỳ do các mối quan hệ phức tạp đối đầu giữa các quốc gia Trung Đông và các cường quốc trên thế giới.

Nga và Iran triển khai các căn cứ giám sát mới tại tỉnh Idlib, một cuộc chiến tranh lạnh tại Trung Đông hậu nội chiến Syria.

Trong báo cáo hàng ngày về các sự kiện quân sự đang diễn ra ở Syria, Bộ Quốc phòng Nga đã sử dụng một bản đồ cho thấy các điểm giám sát - quan sát của Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ được triển khai ở vùng giáp ranh giữa hai phía trong cuộc nội chiến Syria ở tỉnh Aleppo và Idlib.



Bản đồ hiển thị như sau:
1- Điểm màu vàng: các điểm quan sát do quân đội Thổ Nhĩ Kỳ thiết lập trong những tháng gần đây từ vùng nông thôn phía tây Aleppo, đến ngọn núi Ashtarb ở phía nam của vùng nông thôn tỉnh Idlib. 

 2 - Điểm màu cam: các điểm quan sát của Nga, sẽ được triển khai đối diện tương ứng với các điểm của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.

 3 - Điểm màu xanh, các điểm quan sát của Iran, sẽ được triển khai tại một số khu vực hoạt động mạnh của dân quân thân Iran ở vùng nông thôn phía nam của Aleppo, ngoài ra có hai điểm ở vùng nông thôn của Hama và Idlib gần các khu vực phi vũ trang có tính chất giao dịch thương mại.

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã hoàn thành 12 điểm quan sát của họ tại tỉnh Idlib và phía Tây Aleppo.

Việc thành lập các điểm quan sát của Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ là với kết quả của cuộc đàm phán ba bên tại Astana giữa Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ.

Dự kiến trong nửa cuối năm 2018 Nga và Iran sẽ tích cực triển khai các công tác này.

Như vậy trong tương lai gần, sẽ không có các chiến dịch quân sự của Quân đội Syria nhằm vào phần đất Tây Bắc Syria do phe đối lập kiểm soát. 

Đặc biệt là khi các tin đồn Quân đội Syria sẽ tấn công vào các khu vực Jisr al-Shughour ở Tây Nam tỉnh Idlib, khu vực Nam Idlib và Bắc Hama hay xa hơn về phía Đông Bắc là khu vực phía Tây thành phố Aleppo.

Trong trường hợp các giải pháp chính trị - liên bang trong tương lai giữa chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad và các phe phái đối lập không thể thành hình thì khu vực Tây Bắc Syria sẽ bị chia cắt lâu dài, tạo cục diện một cuộc chiến tranh lạnh giữa hai phía dưới sự giám sát của ba nước Nga-Iran và Thổ Nhĩ Kỳ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét