Thứ Tư, 21 tháng 3, 2018

Mỹ sẽ tiếp tục chuyển lửa vào Syria,các nhà sản xuất vũ khí Đông Âu-Trung Á giầu lên (21/3)


Nguồn Balkan Insight

Khu vực Đông Âu và Trung Á giầu lên vì nội chiến Syria
Việc mua sắm vũ khí của Lầu Năm Góc từ Balkans - Đông Âu - Trung Á để trang bị cho phiến quân Syria không có dấu hiệu giảm, Mỹ lên kế hoạch mua thêm 25.000 khẩu súng trường Kalashnikov và 20 triệu viên đạn.
Trong một báo cáo ngân sách gần đây đã tiết lộ Mỹ dự kiến sẽ chi khẩn 162,5 triệu USD cho vũ khí, đạn dược và các thiết bị khác vào năm 2019 để trang bị cho các lực lượng theo Mỹ chiến đấu với IS và mục tiêu xa hơn là Chính phủ của tổng thống Assad.
Trong kế hoạch dài hạn năm 2019 Mỹ sẽ chi tối thiểu 2 tỷ Đô la cho các lực lượng được Mỹ ủng hộ.
Cuộc thăm dò tìm thấy thêm bằng chứng rằng vũ khí đang chảy từ Balkans đến các căn cứ quân sự ở Trung Đông và điểm đến cuối cùng là các căn cứ trong lãnh thổ Syria trước khi phân phát cho các lực lượng đồng minh địa phương.

Các phóng viên Balkan Insight (BIRN) đã theo dõi hơn 20 chuyến bay chở hàng cho Lầu Năm Góc rời khỏi sân bay Krk, Croatia, mang các thiết bị quân sự không xác định đến các căn cứ của Hoa Kỳ, chủ yếu ở Trung Đông.
Các nhà chức trách Croatia đã từ chối xác nhận hay phủ nhận liệu các chuyến bay có mang vũ khí tới Syria hay không.

Các chuyến bay này song song với các chuyến bay vận tải của hãng hàng không Azeri Silk Way (Azerbaijan) trung chuyển tại Serbia được BIRN phát hiện vào tháng 10 năm ngoái.
Cục giám sát hàng không của Serbia nói với BIRN rằng chuyến bay AzeriSilk Way từ Baku, Azerbaijan tới Rijeka vào ngày 5 tháng 10 năm 2017 đã vượt qua không phận của họ đã được cấp giấy phép "vận chuyển vũ khí và hàng nguy hiểm".
Kể từ đầu cuộc chiến tranh tại Syria, Mỹ và các đồng minh Arab Saudi, Qatar đã chi hàng tỷ Đô la để mua các loại vũ khí từ Đông Âu, Trung Á để bí mật và công khai viện trợ cho các lực lượng đối lập.
Các nước được hưởng lợi là Ba Lan, Serbia, Croatia, Azerbaijan, Ukraina khi trang bị vũ khí được họ sản xuất xuất hiện trên khắp các chiến trường tại Syria.
Lý do chính cho các thương vụ này là Mỹ và đồng minh muốn tối đa hoá lợi ích và giảm thiểu chi phí, do vậy cách đơn giản nhất là mua vũ khí tại các nước Đông Âu với giá rẻ hơn là vũ khí đắt tiền của Phương Tây và được người bán vận chuyển tận nơi.
Các nước nói trên đang ăn nên làm ra trên xương máu của người Syria và trên nguồn tài chính thuế của người Mỹ, điều tương tự với Nhật Bản, Hàn Quốc và Thái Lan trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam.
Mỹ đang cố “thay màu da xác chết” hay chơi dao hai lưỡi
Các câu hỏi đã được đặt ra ra về khả năng của giám sát sử dụng của Mỹ để theo dõi các chuyến giao hàng cho lực lượng chống IS, với bằng chứng cho thấy các thiết bị mua sắm của Lầu Năm Góc đang tìm đường đến với các nhóm Hồi giáo cực đoan.
James Bevan, giám đốc điều hành Tổ chức nghiên cứu Vũ khí và xung đột đã nghiên cứu hơn 40.000 vũ khí trang bị được tìm thấy tại các kho của IS ở Syria, và chỉ ra rằng có một tỉ lệ rất lớn là Mỹ cung cấp cho các đồng minh tại Syria.
Bevan giải thích, "Vấn đề chính là nếu bạn cung cấp vũ khí cho dân quân, bạn có rất ít quyền kiểm soát những gì sẽ xảy ra với những vũ khí đó", Bevan giải thích, "đặc biệt trong tình huống như Syria, nơi có quá nhiều nhóm cạnh tranh nhau và giao dịch chợ đen rất phát triển”.
Ông nói thêm: "Điều đó có nghĩa,Mỹ đang cung cấp vũ khí cho cuộc xung đột nhưng thực sự lại không có quyền kiểm soát”.

Mỹ nhấn mạnh rằng việc cung cấp vũ khí cho Syria là "sẽ gia tăng" và chỉ dành cho các hoạt động cụ thể.
Theo ngân quỹ Lầu Năm Góc mới nhất, cần phải có thêm một loạt vũ khí mới nhằm tạo ra một lực lượng có khả năng đảm bảo "một môi trường an toàn và có khả năng chống lại ISIS 2.0 và Al-Qaeda".
Trang bị vũ khí này sẽ được cung cấp cho 65.000 chiến binh- 30.000 trong số đó sẽ được giao nhiệm vụ tấn công, trong khi 35.000 còn lại sẽ trở thành một phần của "Lực lượng An ninh" mới có nhiệm vụ duy trì an ninh trong các vùng giải phóng khỏi IS.

Hiện nay, Lầu Năm Góc có khoảng 30.000 dân quân đồng minh đã được lên danh sách chủ yếu từ Lực lượng Dân chủ Syrie (SDF).
Hoa Kỳ cho biết vào tháng 1 rằng đang lên kế hoạch xây dựng một lực lượng mới - mang tên “Lực lượng An ninh Biên giới" vào thời điểm đó - sẽ bao gồm các cựu thành viên của SDF.
SDF là liên minh của các nhóm dân quân khác nhau, được coi là dẫn đầu bởi người Kurd, nhưng theo Lầu Năm Góc, hiện SDF phân chia các đơn vị chiến đấu rõ ràng giữa người Kurd và người Arab
Các đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd (YPG) là một trong những yếu tố quan trọng nhất của SDF và đóng một vai trò quan trọng trong cuộc chiến Raqqa, cựu "thủ đô" của nhóm khủng bố IS.
Tuy nhiên, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ lập luận rằng YPG hay SDF chỉ là những cái tên khác của tổ chức khủng bố Đảng Lao động người Kurd (PKK).
Tại khu vực Afrin, Thổ Nhĩ Kỳ và các lực lượng FSA đã phát động cuộc tấn công chống lại YPG và nhanh chóng đánh bật người Kurd ra khỏi khu vực Tây Bắc Syria, đặt khả năng sẽ va chạm trong tương lai với đồng minh NATO là Mỹ ở phần lãnh thổ còn lại của SDF lên cao.
Mỹ đã tìm cách làm giảm căng thẳng về phía Thổ Nhĩ Kỳ bằng cách nhấn mạnh rằng vũ khí cho các lực lượng SDF đã được kiểm tra là phục vụ cho các "nhiệm vụ cụ thể" và rằng các tân binh sẽ được tuyển lựa dựa theo tiêu chí "các lực lượng địa phương đại diện về nhân khẩu học (tức là đa số người Arab Syria)”.
Trên thực tế thì hiện tại ngay trong vùng lãnh thổ mà Mỹ hoạt động đã có rất nhiều phe phái vũ trang có quan điểm khác nhau, nhiều bộ lạc Arab tham gia theo hình thức “sớm đầu tối đánh” dựa theo tình hình phe nào thắng thế trên chiến trường. Với sự bỏ rơi của người Mỹ ở Afrin, người Kurd cũng không còn mặn mà với cam kết bảo đảm an toàn của người Mỹ nữa, người Kurd đã thể hiện lập trường không tiếp tục tham chiến theo chỉ đạo của người Mỹ ở tỉnh Deir Ezzor và như vậy IS có khả năng hồi phục.
Việc vũ khí của người Mỹ đổ vào Syria sẽ chỉ làm trầm trọng thêm tình hình đã hỗn loạn tại đất nước đang có nội chiến này, và có khả năng - dù rất nhỏ là vũ khí do Mỹ viện trợ sẽ được các nhóm cực đoan dùng để bắn vào lưng người Mỹ.

Gia đình Gaddafi tái tham gia vào chính trường Libya , một thất bại của NATO (21/3/2018)

Theo Telegraph UK và LibyanExpress

Trong tuần này, Saif al-Islam Gaddafi, con trai và là người kế tục của cố lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi, tuyên bố sẽ chạy đua trong cuộc bầu cử Tổng thống Libya năm 2018.
Saif sẽ có một "cơ hội lớn cho chiến thắng" theo Ayman bu Ras, phát ngôn viên của mặt trận giải phóng nhân dân Libya (LPF).
LPF được thành lập tháng 12 năm 2016. Là cánh chính trị của toàn bộ các lực lượng vũ trang ủng hộ gia đình Gaddafi.
Ảnh minh hoạ: Saif Gaddafi được các lực lượng dân quân Libya phóng thích năm 2017.


Nếu Saif giành chiến thắng trong cuộc bầu cử, sẽ là cơ hội cho các thành viên gia đình Gaddafi hồi hương, và Libya sẽ trở thành một cuộc chiến mới giữa phe thế tục của Saif và tướng Haftar chống lại các lực lượng Hồi giáo cực đoan.
Chú thích ảnh: Cây phả hệ gia đình Gaddafi

Saif vẫn đang bị một lệnh truy nã toàn cầu của Toà án quốc tế ICC vì tội chống lại loài người. Theo nguồn tin của lực lượng ủng hộ Saif, sau khi được phóng thích, lãnh đạo này đã liên tục gặp gỡ các chỉ huy dân quân bộ lạc ở Libya nhằm lôi kéo thêm đồng minh chính trị trong tương lai.

Đã 7 năm kể từ khi chế độ của nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi bị lật đổ, Libya rơi vào tình trạng bất ổn, vô chính phủ và trở thành điểm xuất phát chính của những người di cư bất hợp pháp muốn vượt Địa Trung Hải để tới các nước châu Âu.
Theo Tổ chức Di trú quốc tế (IOM), năm 2017 đã có 3.116 người thiệt mạng khi tìm cách vượt Địa Trung Hải để vào châu Âu
Tại Libya các nhóm vũ trang đang bắt nô lệ từ những người di cư bất hợp pháp Châu Phi và trở thành một trại buôn nô lệ khổng lồ đi kèm với việc thiếu nước sạch và điều kiện sống tồi tệ của người dân nếu so với thời lãnh đạo Gaddafi còn sống.
Người dân Libya đã thấu hiểu hậu quả của cuộc “cách mạng” và Saif đang là cầu nối cho các hoạt động đoàn kết Libya hậu chiến.
Chú thích: Bản đồ Libya theo các phe phái.


Thứ Sáu, 16 tháng 3, 2018

Phe đối lập đã thất bại hoàn toàn tại Syria : Hezbollah rút quân (16/03/2018)


Chú thích ảnh: Các lãnh đạo Iran-Hezbollah Li Băng, tổng thống Syria Bashar al Assad và Tổng thống Nga Vladimir Putin trên một biểu ngữ tại Syria.

Trong những ngày này, khi các lực lượng đối lập (bao gồm cả Quân đội Syria tự do FSA và các nhóm có liên hệ với tổ chức khủng bố al-Qaeda như HTS, IS) đang thể hiện sự chia rẽ và suy sụp, các điểm nóng từ thời kỳ đầu chiến tranh như Idlib, như Hama, như Homs, như Daraa và ngay cả Đông Ghouta hiện các lực lượng đối lập đang nhận những thất bại nặng nề do các lực lượng người Ả Rập Syria của chính phủ giáng xuống.
Người Syria đã bắt đầu tự đảm đương được cuộc chiến của chính họ.
Nhằm làm giảm cái cớ của Mỹ và Israel leo thang căng thẳng vì lý do các hoạt động của Hezbollah Li Băng (Mỹ và Phương Tây liệt tổ chức này là khủng bố) tại Syria và là thời điểm hợp lý để giảm căng thẳng và tuyên bố chiến thắng kể từ khi can thiệp chính thức năm 2014.
Hezbollah và chính quyền Syria quyết định sẽ rút các lực lượng Hezollah Li Băng ra khỏi đa phần Syria - đặc biệt là các khu vực nhạy cảm.
Hezbollah sẽ rút khỏi các tỉnh al-Hasaka, Deir Ezzor, Raqqah, Aleppo, Idlib, Hama và tỉnh Suweida.
Hezbollah từ lâu đã không còn hiện diện ở tỉnh Lattakia nữa vì việc đảm bảo an ninh ở đây do các lực lượng Syria và người Nga đảm bảo.
Hezbollah vẫn sẽ đóng quân tại các tỉnh Damascus, Homs, Daraa và Quneitra do vấn đề an ninh của Li Băng (các tỉnh này đều có chung biên giới với Li Băng)  và chống xâm nhập của các mặt trận này vẫn cần thiết, tuy nhiên sẽ giảm quân số.
Tuy nhiên, tính chất cơ động của Hezbollah là rất dễ dàng để nhóm này có thể tham chiến nhanh chóng tại các điểm nóng trong tương lai, chính phủ Syria đã nhận được cam kết hỗ trợ cơ động này của Hezbollah.

Cuộc chiến tại Syria dù với thương vong lớn cho Hezbollah Li Băng (1.500 chiến binh đã tử trận và hàng nghìn người khác bị thương) đã dạy cho Hezbollah Li Băng các kỹ năng vận hành trang bị mới và cần trình độ của Nga và Iran (các loại Drone tấn công Iran, xe tăng T90A, hệ thống TOS-1A...) mà quãng thời gian thập kỷ 80-90 Hezbollah mắc kẹt trong các cuộc xung đột với Israel tại Nam Lebanon và chính sách bao vây tổ chức này của Phương Tây đã khiến sự tiếp cận hạn chế.

Ngoài ra địa hình của Syria đa dạng hơn nhiều so với Li Băng đã là một kinh nghiệm to lớn cho Hezbollah trong tác chiến chiến thuật, hợp đồng tác chiến lục - không quân, tác chiến của Hezbollah ấn tượng đến mức khi đánh giá tất cả các lực lượng ủng hộ chính phủ thì phe đối lập e ngại nhất là Hezbollah, các cuộc tấn công của phe đối lập đều tránh các vị trí đóng quân của Hezbollah hay dễ dàng triệt thoái, đầu hàng khi biết đối phương là Hezbollah.
Hezbollah Li Băng cũng đã thành công khi đào tạo hàng chục nghìn dân quân các làng (Hezbollah Syria) trung thành với chính phủ Syria nói chung và Hezbollah nói riêng (Nubl, Zahrar, Fuah, Kefrayah, Qamishly...) đó là chưa kể đến việc Hezbollah Iraq, Afganistan, Pakistan cùng với Hezbollah Li Băng đã lần đầu tiên trong lịch sử tác chiến chung dưới chỉ huy chung của Vệ binh cộng hoà Iran.
Hezbollah đã và vẫn sẽ là một đội quân bán quân sự đáng để quan tâm trên chiến trường Trung Đông.
Hezollah Li Băng với sự thể hiện ấn tượng trong chiến tranh Li Băng năm 2006 và các nhóm khủng bố al-Qaeda, IS trong chiến tranh tại Syria đã khẳng định họ đủ sức để cân bằng với Quân đội Israel.
Và mối liên kết hàng trăm nghìn chiến binh Hezbollah tại Trung Đông dưới lá cờ của Vệ binh cộng hoà Iran đã là một vũ khí răn đe cho bất kỳ sự can thiệp có giới hạn nào của người Mỹ trong khu vực trong tương lai.
Như vậy là cái thời mà người Mỹ có thể chủ động can dự vào công việc nội bộ của nước khác theo thế đơn cực đã chấm dứt, chí ít là ở Trung Đông.


Thứ Hai, 12 tháng 3, 2018

Hi vọng trên đống tro tàn cách mạng 2011 ở Syria, hay nhân tố tàn cục của nội chiến Syria (P2-12/3/2018)

Phần 2: Mohammad al-Julani của liên minh HTS





Abu Mohammad al-Julani lãnh đạo của Mặt trận Giải phóng vùng Sham (HTS- Hayyat Tahrir al-Sham) được Mỹ liệt vào danh sách những tên khủng bố đặc biệt cần phải tiêu diệt từ năm 2013 và treo thưởng cái đầu giá 10 triệu đô la vài năm sau đó.

Mohammad al-Julani tên thật là Ahmad Hussain al-Sharaa sinh ra ở làng Al-Rafid, thuộc tỉnh
Quneitra trên cao nguyên Golan. Năm sinh của Julani chưa rõ ràng, theo Julani tuyên bố thì ông sinh năm 1974 nhưng theo gia đình ông thì năm sinh thực tế của Julani là 1981.
Cha Julani làm việc trong ngành khai thác và lọc
dầu tại Syria trước khi chuyển tới Arab Saudi để làm việc tại đó. Trong thời gian này cha ông xuất bản một số sách về kinh tế học.
Sau nhiều năm làm việc tại Arab Saudi, cha ông quay trở lại Syria và mở một cửa hàng nhỏ ở Damascus. 
Mẹ của Julani có bằng thạc sỹ về Địa lý và là giáo viên tại Syria.
Julani lớn lên tại Damascus sau khi gia đình ông không thể trở về nhà ở Golan khi Israel chiếm cao nguyên này năm 1967. 
Julani đã học ngành truyền thông tại trường đại học Damascus. Chiến tranh của Mỹ tại Iraq năm 2003 đã làm gián đoạn quá trình học tập của Julani và ông rời khỏi Syria để tham gia cuộc nổi dậy của người Hồi giáo tại Iraq chống lại cuộc xâm lược của người Mỹ.

Cụm từ "Al-Julani" trong tên của ông là một miêu tả phần phía Tây cao nguyên Golan của Syria, bị chiếm đóng và sáp nhập vào Israel trong và sau
chiến tranh năm 1967.

Khi Julani sang Iraq gần như ngay lập tức ông đã tham gia al-Qaeda để chiến đấu với các lực lượng chiếm đóng Hoa Kỳ. Julani nhanh chóng thăng tiến trong hàng ngũ al-Qaeda ở Iraq, và theo báo cáo của người Mỹ thì Julani là một cánh tay phải của thủ lĩnh al-Qaeda Abu Musab al-Zarqawi. 
Khi al-Zarqawi bị tiêu diệt trong một cuộc không kích của Mỹ vào năm 2006, Julani đang ở Lebanon, phụ trách đầu mối hỗ trợ hậu cần cho nhóm chiến binh Jund al-Sham. Một thời gian ngắn sau đó Julani trở lại Iraq để tiếp tục chiến đấu nhưng đã bị quân đội Mỹ bắt sống và giam giữ tại Camp Bucca. 

Tại trại giam, nơi quân đội Hoa Kỳ giam giữ hàng chục ngàn người tình nghi là các chiến binh khủng bố, ông đã dạy tiếng Ả Rập cổ cho các tù nhân khác.
Sau khi được thả khỏi nhà tù Camp Bucca năm 2008, al-Julani đã tiếp tục công việc thánh chiến của mình, lần này cùng với Abu Bakr al-Baghdadi, người đứng đầu Nhà nước Hồi giáo Iraq (ISI) mà sau này là tổ chức khủng bố két tiếng IS (Nhà nước Hồi Giáo tự xưng).
Julani được bổ nhiệm làm Emir (tiểu vương) của ISI tại tỉnh Nineveh, Iraq

Gần như ngay sau khi cuộc nổi dậy chống lại chính phủ của tổng thống Syria Bashar al-Assad bắt đầu vào năm 2011, al-Julani đã đóng vai trò chính trong việc lên kế hoạch và thực hiện một sứ mệnh mà al-Baghdadi giao cho, sứ mệnh mở rộng ISI sang Syria và thành lập một chi nhánh của tổ chức này được gọi là Jabhat al-Nusra.

Jahbat al-Nursa đã trở thành xung kích của ISI. Việc hình thành Jabhat al-Nusra của Al-Julani được tạo ra bởi những tên Mujahiddin ngoại quốc, vũ khí và tiền của ISI theo lệnh Abu Bakr al-Baghdadi. 
Hiện đang có nhiều tranh cãi về việc Julani có nghiêm chỉnh thực hiện kế hoạch này hay không.
Vì trên thực tế Jahbat al-Nursa tới năm 2014 đã thoát ly khỏi liên minh với IS (ISI đổi tên).
Julani được tuyên bố là "Lãnh đạo tối cao” của al-Nusra, được công bố lần đầu tiên vào tháng 1 năm 2012. 
Đến tháng 12 năm 2012, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ liệt Jabhat al-Nusra là một tổ chức khủng bố , nhấn mạnh rằng nó chỉ là một bí danh của ISI (Al-Qaeda Iraq - còn gọi là Nhà nước Hồi giáo Iraq).
Dưới sự lãnh đạo của Julani, al-Nusra trở thành một trong những nhóm đối lập quyền lực nhất ở Syria, các nhóm tinh nhuệ của al-Nursa đánh đâu thắng đó và dẫn đầu lực lượng đối lập mở rộng vùng kiểm soát tại Syria trước sự yếu kém của Quân đội Syria giai đoạn này.
Dần dần Julani đã thoát khỏi cái bóng của IS và cho tới năm 2013, Julani (sau khi đạt được sự ủng hộ của lãnh đạo kế tục al-Qaeda sau Osama Bin Laden - Ayman al-Zawahiri) tuyên bố không còn liên hệ với IS, giai đoạn 2013 cho tới 2014 giao tranh giữa Jahbat al-Nursa và IS lan rộng khắp các vùng đối lập tại Syria kết thúc bằng việc Jahbat al-Nursa di chuyển về các tỉnh Idlib, Hama, Damacus, Daraa và Tây Aleppo đổi lại IS hoạt động tại Đông Aleppo, Hasakah, Homs, Deir Ezzor và lan rộng, công khai ở Iraq năm 2014.
Al-Julani đã có một phát ngôn vào ngày 28 tháng 9 năm 2014, trong đó ông tuyên bố sẽ chống lại "Hoa Kỳ và các đồng minh" và kêu gọi các chiến binh của ông không chấp nhận sự giúp đỡ của phương Tây trong cuộc chiến chống lại IS.
Với việc Jahbat al-Nursa của Julani càng ngày càng đóng vai trò lãnh đạo của lực lượng đối lập, và những thất bại liên tục của Quân đội Syria trước al-Nursa, Tổng thống Bashar al-Assad đánh giá al-Nursa là đối thủ hàng đầu đe doạ sự tồn vong của chế độ, và Lực lượng đặc biệt Hổ được thành lập do Thiếu tướng (lúc này là Đại tá) Suheil al-Hassan được thành lập với mục tiêu quan trọng nhất là tiêu diệt al-Nursa.
Giai đoạn 2014-2015 là những trận đánh liên tục giữa lực lượng Hổ cơ động khắp các chiến trường tại Syria, lực lượng Hổ được sự hỗ trợ đắc lực của người Alawite, người Thiên chúa giáo đã giáng cho Al-Nursa những đòn thích đáng.
Mặc dù trên các phát ngôn chính thức Julani luôn nói rằng tổ chức al-Nursa không nhằm vào mục tiêu thanh lọc tôn giáo (nhằm vào người thiểu số Hồi giáo Alawite, người Thiên chúa giáo) nhưng trên áp lực thua trận, vào tháng 10 năm 2015, Julani kêu gọi các cuộc tấn công phối hợp của lực lượng đối lập bừa bãi vào các làng Alawite ở Syria.
Julani nói "Không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc leo thang chiến tranh và nhắm mục tiêu các thị trấn và làng mạc Alawite ở Latakia". 

Với việc người Nga chính thức can thiệp vào Syria cuối năm 2015 theo sự kêu gọi giúp đỡ của Tổng thống Bashar al-Assad, Julani đã xác định một kẻ địch mới ngoài Mỹ, chính phủ Syria và IS đó là người Nga.
Julani kêu gọi các nhóm Mujahideen đang hoạt động tại không gian hậu Xô Viết tham gia thánh chiến tại Syria để chống lại người Nga.
Vào ngày 28 tháng 7 năm 2016, Julani tuyên bố trong một thông điệp rằng Jabhat al-Nusra từ nay trở đi sẽ được đặt dưới cái tên mới là Mặt trận chinh phục vùng Sham (JFS-Jabhat Fateh al-Sham). 
Như một phần của thông báo, Julani tuyên bố rằng nhóm đã "không còn liên kết với bất kỳ yếu tố ngoại quốc nào ngoài người Syria”.
Mặc dù một số nhà phân tích đã giải thích điều này có nghĩa là tách khỏi Al-Qaeda, nhóm này không được đề cập cụ thể trong tuyên bố này, và Julani đã không từ bỏ lời thề trung thành với Ayman al-Zawahiri (lãnh đạo al-Qaeda).

JFS đã kết thúc vai trò của nó chỉ 8 tháng sau khi thành lập, và gần như ngay sau thất bại của lực lượng đối lập tại thành phố Aleppo cuối năm 2016, ngày 28 tháng 1 năm 2017 một liên minh mới có tên Tổ chức giải phóng vùng Sham (HTS-Hayyat Tahrir al-Sham) được chính thức thành lập như một sự hợp nhất giữa JFS, 1/2 binh lực của Ahrar al-Sham, Ansar al-Din, Jaysh al-Sunna, Liwa al-Haqq, và Nour al-Din al-Zenki.
Dưới sự lãnh đạo của Julani, HTS đã ngày càng lấn lướt các phe nhóm đối lập khác như Ahrar al-Sham, Faylaq al-Sham, các nhóm Quân đội Syria tự do FSA tại tỉnh Idlib, tỉnh Aleppo, tỉnh Hama.
Tuy nhiên cho tới năm 2018, thực tế chiến trường không còn có lợi cho Julani nữa, với
việc chiến dịch giải phóng sân bay Abu Duhour và các vùng nông nghiệp phía Đông sân bay này được Lực lượng Hổ kiểm soát đã đánh vào hệ thống của HTS những đòn chí tử.
Các đối thủ của HTS được lãnh đạo bởi Hassan Soufan, một lãnh đạo khá ôn hoà đã liên kết với nhau (dưới sự hỗ trợ ngầm của Thổ Nhĩ Kỳ và Nga) để thành lập liên minh Mặt trận giải phóng Syria (JTS-Jahbat Tahrir Syria) cáo buộc chính sách áp dụng Sharia bừa bãi của HTS không khác gì IS và hành động hèn nhát của HTS trên mặt trận trước các lực lượng chính phủ.
Thời gian từ cuối tháng 2 đến nay JTS đã có những chiến thắng ngoạn mục tại phía Nam tỉnh Idlib, đánh bật HTS ra khỏi đa phần Idlib. Những hồi chuông báo tử cho HTS nói chung và Julani nói riêng đã điểm.

Hi vọng trên đống tro tàn cách mạng 2011 ở Syria, hay nhân tố tàn cục của nội chiến Syria (P1-12/3/2018)

Phần 1: Lãnh đạo Hassan Soufan của Liên minh JTS




Kể từ khi thành lập vào cuối tháng 2 năm 2018, liên minh Jahbat Tahrir Syria (JTS-Mặt trận giải phóng Syria) gồm 3 nhóm (Ahrar al-Sham, Nour al-Din al-Zenki và Suqour al-Sham) đã có một cuộc chiến đẫm máu với tổ chức có liên hệ với al-Qaeda là Hayyat Tahrir al-Sham (HTS- Hội đồng giải phóng vùng Sham-Levantine gồm 3 nước Syria-Iraq và Lebanon).
Lãnh đạo của JTS đã thể hiện khá xuất sắc khả năng đàm phán của mình để thành lập liên minh 3 nhóm kể trên cùng hàng chục nhóm nhỏ tách khỏi HTS và lôi kéo thêm 3 nhóm Quân đội Syria tự do (FSA) khác liên kết (Jaysh al-Izza, Jaysh al-Nasr và Free Idlib Army).
Điều đáng ngạc nhiên là vị lãnh đạo của JTS này xuất thân rất mới
 trên chính trường Syria dưới vai trò lãnh đạo của nhóm vũ trang Ahrar al-Sham tại tỉnh Idlib từ năm 2017. Trong khi cuộc nội chiến Syria đã được 8 năm và chưa có dấu hiệu kết thúc.


Hassan Soufan (hay còn gọi là Abu al-Bara) là lãnh đạo chính thức của liên minh JTS từ tháng 2 năm 2018. Trước đó vào cuối năm 2017, Soufan đã thay thế Ali Omar (còn gọi là Abu Ammar) trong vai trò lãnh đạo của Ahrar al-Sham.
Vào thời điểm đó Ahrar al-Sham hoàn toàn suy sụp, khi bị HTS đánh đuổi khỏi tỉnh Idlib và chỉ hoạt động tại các vùng đối lập ở tỉnh Latakia và phía Bắc tỉnh Hama. Ở các khu vực khác ở Syria Ahrar al-Sham hoạt động khá mờ nhạt trừ Đông Ghouta.
Hassan Soufan sinh năm 1977 tại tỉnh Latakia nơi có rất đông người Alawite (hệ tôn giáo Shia của tổng thống Bashar al-Assad).
Soufan đã tốt nghiệp cao đẳng kinh tế của Đại học Tishreen, Syria.
Lãnh đạo của JTS tương lai được cộng đồng Hồi giáo tại Syria biết đến vì đã học thuộc lòng Kinh Koran từ khi còn trẻ.
Soufan quyết định học thêm thần học Hồi giáo ở Arab Saudi dưới sự dẫn dắt của các giáo sĩ cực đoan Ibn Uthayman và Ibn Jabrin, nhưng đã bị bắt giữ bởi chính quyền Arab Saudi năm 2005 và bị giam tại Saudi trong ba năm trước khi dẫn độ về Syria, và bị tống thẳng vào nhà tù Saydnaya nổi tiếng nơi chuyên giam giữ các thành phần Hồi Giáo cực đoan.
Thời gian trong Saydnaya, Soufan đã thể hiện mình là một nhà đàm phán xuất sắc sau khi lãnh đạo một cuộc nổi dậy trong nhà tù vào năm 2008, bắt các viên chức cảnh sát và các lính canh để tránh một cuộc thảm sát theo kế hoạch của chính phủ của Tổng thống Assad và bắt đầu đàm phán với các lực lượng bao vây nhà tù.
Các tù nhân cuối cùng đã trả tự do hơn 1.300 binh lính bị bắt giam và sĩ quan để đổi lấy cam kết 
đảm bảo an toàn mạng sống của mình.

Soufan đã rời nhà tù dưới thoả thuận trao đổi tù nhân bí mật giữa chính phủ và các lực lượng đối lập vào tháng 12 năm 2016 do Rami Hamidoush, một nhà đàm phán Allawite tại Qardaha, nơi sinh của Bashar al-Assad, là cầu nối thương thuyết

Một cựu tù nhân Saydnaya, nhà hoạt động chính trị Maher Asbar, mô tả Soufan:
"một người Hồi giáo chân chính, người làm mọi việc để giúp đỡ tất cả mọi người, một người nhân đạo đại diện cho Hồi giáo ôn hoà mặc dù là một người Salafist.”
“Tư tưởng hành động của Soufan khá ôn hoà” Asbar nói

Khi được hỏi về việc Soufan có đang chống lại các phe nhóm khác (ý chỉ HTS và IS)hay không?
Asbar trả lời:
"Soufan không đồng ý với tôn chỉ hành động của các tổ chức khủng bố al-Nusra (HTS) và đặc biệt là Daesh (IS,ISIS, ISIL, Nhà nước Hồi giáo tự xưng) trong việc áp đặt luật Sharia trên lãnh thổ đối lập và chủ trương takfir (tuyên bố những người Hồi giáo khác quan điểm là những người không có đức tin và cần phải tiêu diệt) và nhận xét sự đổ máu giữa người Hồi giáo là không cần thiết.
Asbar nói thêm rằng “Soufan không có ý định chống lại HTS và IS đến cùng”
Asbar nói Soufan là hy vọng duy nhất của Ahrar al-Sham (JTS) cho sự tồn tại của nhóm này, và nói rằng sẽ rất điên rồ khi phủ nhận sự hiện diện của một xã hội Hồi giáo ở Syria và vai trò của nó trong tình hình chính trị hiện nay.
Mặc dù thực tế Soufan là một người Hồi giáo Salafist, Asbar nói Soufan là người 
thuộc về cuộc cách mạng 2011 và giữ nguyên ý thức hệ của các nhà lãnh đạo đầu tiên của phong trào đã bị giết trong những năm 2014. Asbar tiên đoán Soufan sẽ có thể thống nhất tất cả các phe phái vũ trang Hồi giáo ở Syria, như ông đang thể hiện là một nhà tư tưởng ôn hoà và sử dụng một lối diễn thuyết ôn hoà để thu hút nhiều người dân ở Syria.
“Soufan có quan điểm cho phép ông giành được ủng hộ của cả người Hồi giáo và người không phải là Hồi giáo, có nghĩa là ông đang đại diện cho một mối đe dọa cho cả phe Hồi giáo cực đoan và chế độ của Tổng thống Assad.” Asbar kết luận.

Tương lai của Syria rất cần một người như Soufan, một nhân tố mới, trung hoà giữa các quan điểm của các phe phái trong cuộc nội chiến 8 năm này. Kỳ vọng về sự thống nhất tất cả các nhóm đối lập người Syria, dù là Huynh đệ Hồi giáo - Wahabist hay Mujahiddin Salafist và cả Quân đội Syria tự do (FSA) của Soufan đang được thực hiện tương đối thuận lợi.
Và quan trọng nhất, một người có xuất thân học thức, bàn tay không vấy máu như Soufan lại có quan điểm tương đối phù hợp về việc chung sống giữa các cộng đồng đa dân tộc, tôn giáo, nhiều thành phần chính trị như Syria sẽ là một đối tác ngay cả đối với chính phủ của Tổng thống Assad, Nga, Iran và các nhà tài trợ đối lập như Thổ Nhĩ Kỳ, Arab Saudi và Qatar.
Nhưng mọi việc không hề dễ dàng vì ở Syria tồn tại những thế lực khủng bố không hề muốn hoà bình hiện diện, những chiến binh khủng bố ngoại quốc gốc Chechnya, Arab Saudi, Duy Ngô Nhĩ, Tunisia, Trung Á... thuộc các tổ chức khủng bố liên hệ với al-Qaeda như HTS, như IS, như Liwa al-Tawheed mới thành lập hay như tổ chức Đảng Hồi giáo Turkestan người Duy Ngô Nhĩ.
Thời gian tới, khi cuộc chiến giữa JTS và HTS-TIP tiếp diễn tại Idlib, Soufan sẽ trở thành đối tượng loại trừ của các phần tử khủng bố, và nếu một đại diện có thể chấp nhận được của lực lượng đối lập như Soufan bị ám sát, sẽ là một bước lùi cho tiến trình hoà bình, liên bang hoá, dân chủ hoá mà các quốc gia yêu chuộng hoà bình đang hướng tới giải pháp cho Syria tương lai.

Thứ Tư, 7 tháng 3, 2018

Tầm quan trọng của Việt Nam trong cuộc đối đầu Mỹ - Trung (7/3/2018)



1. Chiến lược “xoay trục” của Mỹ dưới thời tổng thống Donald Trump và “cây đinh” Việt Nam
Tháng 10 năm 2011, Tổng thống tiền nhiệm Obama tuyên bố chiến lược “xoay trục” về Châu Á và không che đậy mục tiêu nhắm tới là sự trỗi dậy của Trung Quốc với các hoạt động chèn ép các quốc gia khác ở Đông Bắc Á và Đông Nam Á trong nỗ lực khẳng định chủ quyền, tạo “con đường ra biển” của Trung Quốc.
Tuy nhiên, sau một khoảng thời gian dài như vậy (khoảng 6 năm cho tới khi kết thúc nhiệm kỳ năm 2017) chiến lược của Obama gần như không thực thi được . Lý do then chốt là hai đồng minh cũ Thái Lan và Phillipine vẫn đang rối như gà mắc tóc vì các vấn đề chính trị xã hội của chính họ và sự phụ thuộc quá lớn của hai quốc gia này vào kinh tế Trung Quốc khiến họ khó có thể lựa chọn đối đầu.
Cho tới khi Tổng thống Donald Trump đắc cử thì người Mỹ dường như “quên” tuyên bố xoay trục này.
Với dân số khoảng 568,3 triệu người, diện tích 4.523.000 km2 thì khu vực Đông Nam Á trở thành khu vực tối quan trọng trong sản xuất hàng hoá, giao thông đường thuỷ của toàn thế giới.
Với một con mắt nhạy bén của một chính trị gia xuất thân thương gia, Donald Trump đã tìm ra các thực thi chiến lược “xoay trục” một cách hiệu quả hơn.
Một điểm TT Trump nhìn ra rằng Việt Nam dù tồn tại các khác biệt về chính trị nhưng vai trò của Việt Nam là tối quan trọng trong chiến lược xoay trục của Mỹ.
Dù Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia có cùng ý thức hệ, nhưng những bài học lịch sử mối quan hệ giữa Trung - Mỹ thập kỷ 70 của thế kỷ 20 cho người Mỹ thấy ý thức hệ thực chất không vượt qua được các yêu cầu về dân tộc và chủ quyền.
Với việc người Mỹ tăng cường sự hiện diện của Hạm đội 7 tại các cảng nước sâu của Việt Nam gần đây, người Mỹ đánh tiếng với Trung Quốc về cuộc chơi địa chính trị trên biển Đông.
Một đòn cân não đánh vào Trung Quốc về phương thức ứng xử trong khu vực, rằng người Trung Quốc nên lựa chọn giải pháp hoà bình hơn là hung hăng đòi hỏi quyền lợi trong khu vực nếu không thì Mỹ và các nước Đông Bắc Á, Úc sẽ đứng sau lưng hỗ trợ các nước Đông Nam Á, mà trong đó Việt Nam là một chiến tuyến quan trọng
ngăn chặn mưu đồ bá quyền của Trung Quốc. Một cảnh báo khác mà cả Việt Nam lẫn Mỹ đều muốn đưa ra là đồng minh ý thức hệ của Trung Quốc sẽ không còn tồn tại trong tương lai nếu với cách thức “trỗi dậy” kiểu đe doạ chiến tranh.
2. Biến Việt Nam trở thành đồng minh có lợi về kinh tế
Điều chúng ta có thể nhận ra trong toàn bộ chính  sách với các đồng minh cũ tại Đông Bắc Á như Nhật Bản, Hàn Quốc của Tổng thống Trump là trên cơ sở đôi bên cùng có lợi, hay nói trắng ra là người Mỹ đòi hỏi các quốc gia Đông Bắc Á phải chi ngân sách để phục vụ duy trì “Ô bảo vệ” của các căn cứ quân sự Mỹ tại các nước này.
Người Mỹ dưới thời Trump tính toán thiệt hơn về cả một quá trình dài từ sau chiến tranh thế giới thứ 2, người dân Mỹ đã phải chi tiền thuế để duy trì các hoạt động bảo vệ đồng minh Đông Bắc Á.
Dưới thời tổng thống Trump, ngoài việc các chính sách đối nội vực dậy nền kinh tế, các chính sách đối ngoại của Mỹ là giảm thiểu chi phí bảo vệ đồng minh.
Việc biến Thái Lan hay Phillipine trở thành Nhật Bản và Hàn Quốc với ngân sách khổng lồ không phải là điều mà TT Trump nghĩ tới.
Với việc Việt Nam những năm gần đây trở thành một nhà nhập khẩu vũ khí lớn trên thế giới trước sự đe doạ của Trung Quốc trên biển Đông, cùng với các biện pháp bảo vệ chủ quyền được Việt Nam thực thi cứng rắn trên thềm lục địa năm 2014 thì người Mỹ nhìn thấy tiềm năng của một đối tác quân sự - thị trường vũ khí màu mỡ ở dải đất hình chữ S này.
Hàng nghìn vũ khí trang bị chiến lợi phẩm của quân đội Việt Nam Cộng Hoà được niêm cất trong các kho bãi của Quân đội Nhân dân Việt Nam đang là cơ hội lớn cho các nhà thầu Mỹ trong việc sửa chữa, nâng cấp.
Hàng chục phương tiện kiểm soát mặt biển như máy bay trinh sát biển, trực thăng vũ trang hay các loại tàu mặt nước là cơ hội lớn cho ngành hàng không và đóng tàu của Mỹ khi ở mảng này đối thủ cạnh tranh chính là người Nga lại không có những sản phẩm thuyết phục.
Trong tương lai gần khi lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam đã được gỡ bỏ hoàn toàn từ năm 2016, các nhà thầu quân sự Mỹ nhìn thấy mỏ vàng nằm ở Việt Nam, để thực thi xúc tiến thương mại ở mảng này người Mỹ có thể sẽ kích cầu bằng các gói viện trợ không hoàn lại để Việt Nam duy trì mua vũ khí Mỹ trước khi Việt Nam có thể dùng ngân sách đầu tư (trong chuyến thăm năm 2017 của Tổng thống Donald Trump, Mỹ đã gợi ý Việt Nam về các hợp đồng tên lửa phòng thủ để làm cân bằng cán cân thương mại nghiêng về phía Việt Nam).
Việc thực thi quyền lợi, chủ quyền trên biển của Việt Nam hầu như không mâu thuẫn với chính sách “xoay trục” của Mỹ và không tiềm tàng khả năng làm ảnh hưởng đến tuyến hàng hải quốc tế của Mỹ. 
Và trên hết, biến Việt Nam trở thành đồng minh lỏng lẻo sẽ giúp người Mỹ có thể thực thi chính sách duy trì lực lượng đối đầu với Trung Quốc mà không phải tốn quá nhiều chi phí cho các lực lượng đồn trú.